7. CÂY LÔ HỘI
Cây Lô Hội còn có các tên gọi khác như: cây nha đam, la hội, lao vỹ, tượng can...
Thuộc họ thực vật: Asphodelaceae, có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, hiện nay phát triển rộng rãi ở các nước thuộc vùng nhiệt đới

Cây Lô Hội có gốc, thân ngắn, lá không có cuống, mọc sát thân, lá to, dày,mọng, có hình lưỡi giáo, màu xanh tươi đẹp mắt, phần gốc mọc dày và theo chiều mở dần ra. Mép lá dày, có răng cưa thô như gai nhọn.

Hoa Lô Hội mọc thành cụm dạng chùm, cành hoa dài khoảng 1m,lúc non mọc đứng sau rủ xuống. Hoa dài 3-4cm, màu vàng hoặc màu đỏ
Cây Lô hội có cả lá và hoa rất thích hợp để làm cảnh, nên đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng nhưng không chiếu trực tiếp như phòng khách, phòng ngủ, tạo màu xanh cho ngôi nhà, văn phòng.

Cây Lô Hội còn có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thế như: cacbondioxit (CO), Andehyde formic, cacbonic, lưu huỳnh oxit, ngoài ra cây Lô Hội còn có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí.
8.
SEN ĐÁ LÁ THƠM
Sen đá lá thơm hay còn tên gọi là cây nhất mạt hương là loại cây có một mùi hương dễ chịu, một mùi hương bạc hà thoang thoảng. Chỉ cần lại gần cây sen này và hít một hơi bạn sẽ thấy dễ chịu và có thể lấy lại hưng phấn làm việc, ngoài ra cây còn có tác dụng đuổi muỗi. Loại cây sen đá lá thơm này rất thích hợp để bàn học và bàn làm việc…
Cây nhất mạt hương còn được cho là có tác dụng giúp người trồng chi tiêu hợp lý, không mất mát tài chính.
9. Cây Kim Ngân Mini
Cây kim ngân được xem là rất tốt về phong thủy, mang đến cho gia chủ sự may mắn và thịnh vượng. Nên được nhiều người sử dụng chưng bày trong văn phòng làm việc công ty, tiền sảnh nhà hàng, khách sạn….
10. Cây Kim Tiền mini
Tốc độ sinh trưởng: nhanh, Cây chịu bóng bán phần, nhu cầu nước trung bình thích hợp làm cây trồng nội thất và cây thủy sinh. Nhân giống dễ dàng từ bằng tách bụi hoặc giâm lá, mọc khỏe, ưa khí hậu mát ẩm.
11. Cây Ngọc ngân
Thích hợp trưng bày trên bàn làm việc, mang lại không gian xanh mát cho căn phòng.
Thường xuyên tưới nước vào mùa hè. Trong môi trường khô, đặc biệt dễ bị bay hơi nước, vì vậy bạn cần tưới nước hầu như hàng ngày. Nên tưới cả lá cây giúp tăng cường sự hấp thụ các chất độc hại có trong không khí, đẩy nhanh quá trình quang hợp.
12. Cây Phát Tài
Cây phát tài trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ.
Bạn nên trồng phất dụ ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà – khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây và sẽ mang lại tài khí cho gia chủ.
Chính vì đặc điểm này mà không mấy nhà không có một vài nhánh cây cắm vào lộc bình trên bàn làm cảnh, và người ta quan niệm rằng để loại cây này trong nhà, thì gia chủ có lộc.
13. Cây Rau Má Trong Nước
Cây Rau Má thích hợp trồng làm kiểng, hay trồng trong chậu xen kẽ các loại cây cảnh khác để tăng thêm vẻ đẹp. Khi kết hợp với chậu thủy tinh, cây rau má vốn dĩ giản dị và quen thuộc trở nên đẹp hơn và lạ mắt hơn, còn gì bằng khi hồn quê trong từng cọng rau má được mang vào nhà, cơ quan, bàn làm việc như một biểu tượng nhắc nhở chúng ta cố gắng từng ngày.
14. Cây Tai Phật
Cây chủ yếu trồng làm kiểng, để bài trí trong phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc…
Lọc chất độc trong không khí cũng như có khả năng đuổi muỗi
Cây có lá hình trái tim nên còn gọi là Môn Lá Tim tên tiếng anh là Chinese Taro. Đây là cây môn kiểng dùng trang trí trong nhà nên chịu bóng mát bán phần, cây gồm nhiều lá vươn dài,lá cây hình tim, nhẵn, bóng, lá non có màu xanh đọt chuối về già lá xanh đậm hơn.
15. Cây Ngũ Gia Bì
Có tên gọi khác là cây Chân Chim Bảy Lá, cây Sâm Non, Sâm Nam là một trong những loại cây quý có thể chữa được bệnh đau khớp, cây còn có tác dụng đuổi muỗi, làm sạch không gian. Trong phong thủy cây Ngũ Gia Bì giúp gia chủ phát triển vững vàng, cũng có thể ổn định tài vận, giữ được tiền tài.Cây phù hợp để bàn, trang trí nội thất, bàn làm việc, quán cà phê, bàn lễ tân…