CÂY NỘI & NGOẠI THẤT ĐẸP#1
1. CÂY HUYẾT DỤ
còn được gọi với những tên khác là: phật dụ, Thiết thụ, Phất dũ. ( tên khoa học: Folium Cordyline), có nguồn gốc từ Madagascar, là loại cây cảnh được nhập và trồng từ lâu đời
Cây Huyết dụ là cây thân gỗ lâu năm, đường kính từ 1-2 cm, chiều cao trung bình từ 1-2m, Toàn thân mang nhiều vòng sẹo do lá rụng để lại. Lá cây huyết dụ mọc thành lùm trên ngọn, lá không cuống, hình mác, dài khoảng 30cm,có màu đỏ hoặc màu tía. nhẵn, bóng nổi rõ các gân mảnh. Hoa mọc thành chùy ở trên đỉnh nách lá, hoa Huyết dụ nhỏ màu đỏ nhạt hoặc tím, cây thường nở hoa vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Quả mọng hình cầu, chứa 1-2 hạt, màu đỏ.
Ở Việt Nam, có 2 loại cây huyết dụ chính là cây huyết dụ nhỏ và cây huyết dụ ti.
Huyết dụ lá nhỏ:. Cây nhỏ bé cao khoảng hơn 1m ,thân tròn mập. Lá nhỏ, hẹp, thuôn, đầu lá kéo dài thành mũi mềm. Phiến lá mặt trên bóng, màu xanh đậm, mặt dưới màu đỏ tía, hay hai mặt lá đều đỏ tía. Hoa màu mận chín, mọc thành chùm thưa.
Huyết dụ ti (huyết dụ lá to): Cây mọc bụi có, thân cao hơn 2m, rất ít khi phân nhánh. Lá bản rộng, thuôn, đầu tù. Cụm hoa dạng chùy ở đỉnh. Hoa màu xanh hoặc tím nhạt.
Cây huyết dụ có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa khí hậu nóng ẩm và nơi có đầy đủ ánh nắng. Tuy nhiên cây vẫn sinh trưởng tốt trong điều kiện ít ánh sáng và thiếu sự chăm sóc thường xuyên.
Cây huyết dụ thường trồng trong chậu làm cây nội thất bài trí phòng khách, hội trường. Cây huyết dụ cũng có thể làm cây sân vườn.
Đất trồng: Huyết dụ thích hợp với mọi loại đất. thỉnh thoảng nên bón thêm cho cây một ít phân bón giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Thiếu Mg và K,chú ý không bón phân vào mùa đông.
Ánh sáng: huyết dụ thích hợp với độ chiếu sáng trung bình và cao từ 50-90%. Cần tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Nhiệt độ: cây phát triển tốt trong khung nhiệt độ 15-27oC, nhiệt độ thấp nhất mà huyết dụ còn có thể chịu đựng là 4oC.
Nước: Huyết dụ có nhu cầu nước trung bình. khi thấy đất khôcần tuwois nước cho huyết dụ.
Sâu bệnh: các sâu bênh thường gặp: Bọ trĩ, nhện ve, nấm phyllosticta, gây hiện tượng nhiễm khuẩn, hoại tử, thân cây bị đen, thối rữa… Dùng thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ sâu hại, sau đó cạo bỏ phần thân bị hoại tử, dùng nước xà phòng rửa vết thương để trị bệnh cho cây.
2. CÂY THIẾT MỘC LAN
Thiết mộc lan còn có tên gọi kahcs là cây phất dụ thơm. Theo khoa học, thiết mộc lan có tên gọi là Dracaena fragrans. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi nhưng hiện nay đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thiết mộc lan có lá mọc quanh thân cây tạo thành hình nơ rất thích hợp để đặt trong nhà. Lá thiết mộc lan dài như lá ngô nhưng ngắn hơn, màu xanh bóng. Quan sát trên lá sẽ thấy những dải dài mọc từ cuống tới ngọn lá, có màu vàng và đậm dần ở giữa.
Thiết mộc lan thuộc giống cây bụi sinh trưởng và phát triển với tốc độ không cao. Nếu trồng thiết mộc lan ở môi trường ngoài, cây sẽ phát triển rất tốt, có thể cao gần 6m.
Theo ngũ hành, thiết mộc lan thích hợp với hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà. Ở những hướng này sẽ tụ nhiều ánh sáng, đại diện cho Mộc trong ngũ hành mang đến vượng khí và may mắn cho gia chủ.
Hành Mộc chính là bản thân cây thiết mộc lan, hành Thổ tức là đất, là nơi cây sinh sống và phát triển trên đó. Hành Thuỷ là nguồn nước, chất dinh dưỡng có tác dụng nuôi dưỡng cây tồn tại và phát triển. Hành hoả được nhắc tới nếu trồng cây trong chậu đất nung màu nâu đỏ, hành kim khi trồng cây trong chậu kính hay kim loại.
Ngoài ý nghĩa về phong thủy, thiết mộc lan còn có tác dụng tích cực đối với sức khỏe của con người. Đặt cây trong nhà sẽ giúp thanh lọc không khí, mang đến cho bạn sự sảng khoái.
3. CÂY NGŨ GIA BÌ
Cây Ngũ Gia Bì hay còn có tên gọi khác là cây Chân Chim Bảy Lá, cây Sâm Non, Sâm Nam là một trong những loại cây quý có thể chữa được bệnh đau khớp, cây còn có tác dụng đuổi muỗi, làm sạch không gian. Trong phong thủy cây Ngũ Gia Bì giúp gia chủ phát triển vững vàng, cũng có thể ổn định tài vận, giữ được tiền tài.Cây phù hợp trang trí nội thất, bàn làm việc, quán cà phê, bàn lễ tân…
Cây Ngũ Gia Bì có tên khoa học là Scheffera octophylla, thuộc loài thân gỗ nhỏ, có nhiều cành nhánh, lá kép xòe hình chân vịt, mỗi cành nhỏ đa phần chứa 7 lá có hình giống chân chim chính vì thế nó còn có tên gọi là cây Chân Chim Bảy Lá. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành chùm tán. Cây có thể cao tới 2m lá dài 30 cm. Cây Ngũ Gia Bì có 2 loại phổ biến là: Ngũ Gia Bì xanh và Ngũ Gia Bì vàng
Cây Ngũ Gia Bì là một trong những cây cảnh rất dễ chăm sóc thường xanh quanh năm, là cây ưa nắng nhưng vẫn có khả năng sống được trong điều kiện ít ánh sáng.
Là loại cây ưa ánh sáng nhưng nên tránh ánh sáng gắt buổi trưa, nên che đi bằng lưới đen nếu bạn để cây ngoài trời nắng nóng, tốt nhất là để cây ở cửa sổ, ban công, giếng trời, nếu để trong nhà thì 1 tuần nên mang cây ra ngoài nắng 1 lần để cây có màu xanh đẹp và phát triển tốt.
Cây Ngũ Gia Bì ưa ánh nắng nhẹ
Là loại cây cũng khá ưa nước nhưng nếu bạn để trong nhà thì 1 tuần chỉ cần tưới 2 lần mỗi lần đủ ẩm 3/4 đất là được, còn để ngoài trời tùy theo thời tiết có thể cách 1 ngày tưới 1 lần, nếu lượng đất chứa cây ít nghĩa là khả năng giữ nước ở đất ít thì bạn có thể tưới nhiều hơn. Tuy nhiên nên để đất ẩm rồi khô lại vài hôm rồi lại tưới tiếp, tránh để ẩm lâu vì điều kiện ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây thối cây.
Cây dễ sống nên loại đất đơn giản như đất vườn cũng có thể phù hợp với cây Ngũ Gia Bì, để có loại đất tốt nhất thì bạn lên trộn thêm sơ dừa, phân bò, tro để tạo để mùn, thông thoáng cho đất cây sẽ phát triển tốt và khỏe mạnh hơn.
Cây Ngũ Gia Bì ra hoa
Ngũ Giá Bì là cây thích hợp với điều kiện sống của vùng nhiệt đới nước ta, nên cây phát triển khá nhanh, nên bạn muốn nhân giống cây thì có thể nhân giống bằng cách giâm cành, cắt cành để cho khô đầu sau đó nhúng và dung dịch kích thích mọc rễ tầm 5 – 15 phút rồi trồng lại vô đất là được.
Bệnh thường gặp ở cây Ngũ Gia Bì là bện rầy nâu.
Rầy nâu: Xuất hiện và phá hoại khi cây bắt đầu ra lá non, chúng tập trung vào đỉnh sinh trưởng của cây, làm cho lá non bị hư hại nghiêm trọng, mất thẩm mỹ, khiến cây sinh trưởng chậm lại.
BIỆN PHÁP PHÒNG RẦY:Trước khi cây Ngũ Gia Bì bắt đầu ra lá non, cần tiến hành vệ sinh khu vực trưng bày chậu cây thật kỹ càng, sạch sẽ, nên để cây chỗ cao ráo và thoáng mát, làm vậy sẽ hạn chế sự xuất hiện của Rầy. Cần thường xuyên theo dõi, phát hiện mầm bệnh,để tiêu diệt kịp thời, tránh để lây lan với diện rộn. Vào giai đoạn ra lá non không nên bón phân vô cơ cho cây. Có thể kích thích sinh trưởng cho cây bằng Chitosan kết hợp phân bón lá đầu trâu
TRỪ BỆNH:Khi cây xuất hiện Rầy cần tiến hành phun thuốc Diazan trừ rầy, theo nồng độ ghi trên bao với chu kỳ 3 ngày một lần. Nếu cây bị Rầy làm hư hạinhiều cần tiến hành cắt bỏ các lá bị hỏng mang đi thiêu hủy và xịt lại bằng thuốc nêu trên.
4. CÂY LƯỠI HỔ
Được NASA đánh giá là 1 trong 10 cây cảnh trong nhà có khả năng hấp thụ khí độc tốt nhất, nên lưỡi hổ là sự lựa chọn hàng đầu cho những người quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình. Lưỡi hổ trồng trong phòng ngủ đặc biệt tốt vì khả năng cung cấp oxy cực tốt vào ban đêm giúp bạn có giấc ngủ sâu, sáng dậy tỉnh táo, sảng khoái.
Theo quan niệm của nhiều nền văn hóa phương Tây và phương Đông, cây lưỡi hổ trong phong thủy có tác dụng trong việc trừ tà, chống lại sự bỏ bùa, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Cây lưỡi hổ với hình dáng cứng cáp, khỏe mạnh biểu tượng cho sức mạnh cá nhân.
Theo công bố của NASA cây lưỡi hổ là loài cây hấp thụ mạnh mẽ các chất gây ô nhiễm đặc biệt là các chất gây ung thư như formaldehyde 0,938 grams/h và nitrogen oxide, thanh lọc không khí, cải thiện không gian sống. Một phòng rộng 150m2 chỉ cần 8 lá của 2 cây lưỡi hổ là đủ sức giữ cho căn phòng trong lành, hết ô nhiễm.
Lưỡi hổ còn sử dụng crassulacean khi trao đổi chất để hấp thụ carbon dioxide và giải phóng oxi vào ban đêm – quá trình quang hợp CAM nên rất tốt khi trưng trong nhà đặc biệt là phòng ngủ.
Ở một số nước phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc lưỡi hổ có tên là Tiger Tail Orchid – tượng trưng sức mạnh của loài hổ dữ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ lưỡi hổ được gọi là Espada-de-são Jorge tượng trưng cho lưỡi dao bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu tạo cảm giác an lành, thoải mái.
Màu sắc của lưỡi hổ giúp bạn thư giãn cải thiện tâm trạng rất tốt, giảm stress sau những ngày làm việc vất vả.
Lưỡi hổ còn là món quà ý nghĩa với mong muốn cầu chúc may mắn đến vưới bạn bè, người thân. Chúc thành công với đối tác. Mừng năm mới tài lộc dồi dào. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp.
Cây lưỡi hổ có hình dáng đẹp, khỏe mạnh, dễ trồng và nhiều công dụng nên được các công ty nước ngoài đặc biệt ưa thích trồng trong văn phòng là lựa chọn họp lý nhất về cây trồng trong nhà . Hiện nay lưỡi hổ là loài cây phổ biến trồng trong nhà từ phòng ngủ, phòng khách đến ban công hoặc các khu vực đông người.
Lưỡi hổ thường được trồng chậu nhỏ xinh để bàn, trồng trong bình thủy tinh trang trí bàn làm việc, bàn học, phòng họp, cửa sổ, nhà ăn, kể cả phòng vệ sinh … vừa hút khí độc vừa đem đến cảm giác an tâm, giảm căng thẳng.
Lưỡi hổ được trồng thành cụm trong chậu sứ, chậu gỗ trưng ở góc phòng, hành lang, sảnh, phòng lớn, lối ra vào, gần thang máy… tô điểm cho không gian vẻ đẹp sang trọng, làm sáng bừng nội thất .
Lưỡi hổ với sức sống mạnh mẽ, dễ phối hợp còn được trồng trang trí không gian ngoại thất: trồng bụi, trồng viền, tiểu cảnh ở sân trường, công viên, nhà máy, sân vườn, cơ quan, công sở… vừa để hút bụi, điều hòa không khí vừa để trang trí.
Ngoài tác dụng làm cảnh, cây lưỡi hổ còn dùng để chữa bệnh: ho, khản tiếng,viêm họng, chữa viêm tai có mủ…
Đặc điểm nổi bật cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ còn được biết đến với một số tên gọi: hổ vĩ, lưỡi cọp, hổ thiệt; tên khoa học là Sansevieria trifasciata, có xuất xứ từ vùng nhiệt đới Tây Phi đến Nam Phi.
Cây lưỡi hổ thuộc loài mọng nước, dạng bụi, không thân, sống lâu năm, chiều cao khoảng 30-100 cm.Đặc điểm nổi bật nhất của cây lưỡi hổ ở bộ lá lạ mắt, cứng cáp,như mũi giáo luôn vươn thẳng lên bầu trời. Lá lưỡi hổ màu xanh, sọc trắng có loại màu xanh, viền vàng,sọc vàng kéo dài từ gốc đến ngọn. Lá lưỡi hổ cứng,trơn bóng, không có gân, viền lá lượn sóng nên trông lá vừa cứng cáp vừa có nét mềm mại. Lưỡi hổ cũng có hoa nhưng ít gặp, hoa mọc thành chuỗi dài trên đỉnh màu trắng ngà, trắng xanh, trắng vàng. Mỗi bông hoa có 6 cánh xinh xinh trông rất đáng yêu. Quả tròn nhỏ, mọng có màu xanh chuyển cam khi chín. Toàn cây lưỡi hổ toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống.
Cây lưỡi hổ trồng trong nhà rất bền liên tục trong nhiều tháng, không tốn nhiều thời gian, công sức chăm bón:
Ánh sáng: lưỡi hổ có thể trưng bất kỳ đâu trong nhà từ chỗ tối đến nơi sáng, cây sống được cả dưới ánh đèn huỳnh quang. Nhiệt độ: lưỡi hổ ưa khí hậu ấm, nhưng vẫn chịu được lạnh, nhiệt độ tối ưu để cây phát triển là 22-30oC, sống tốt trong môi trường điều hòa. Cây chậm phát triển khi nhiệt độ xuống dưới 10oC, kéo dài quá lâu cây dễ bị chết. Độ ẩm: lưỡi hổ ưa độ ẩm trung bình, nếu cao quá dễ làm thối rễ, chết cây. Đất trồng: lưỡi hổ sống được ở mọi loại đất, tuy nhiên trồng chậu để trong nhà nên trộn đất phù sa + xơ dừa +mùn cưa+ xỉ than+ phân hữu cơ để đỡ công chăm sóc , cây phát triển khỏe mạnh lâu dài. Đất trồng ưa thích nhất của lưỡi hổ là loại đất kiềm. Tưới nước: lưỡi hổ chịu hạn tốt, chịu úng kém hơn nên khi trồng trong nhà chúng ta chỉ cần tưới 1 lần/tuần vào mùa đông và 2 lần/tuần vào mùa hè. Với lượng nước khoảng 300-800ml nước tùy kích thước chậu, làm sao để xung quanh chậu ngấm đủ nước .Tốt nhất nên tưới khi thấy mặt chậu đã se khô.Trồng lưỡi hổ khoảng 5-6 tháng mới cần cho cây ra ngoài trời quang hợp khoảng 1-2 ngày.
Nên lau lá hàng tuần cho cây bằng khăn ẩm để phát huy khả năng trao đổi chất của lá.
Bón phân: để lá mượt, nên bón phân khoảng 1 tháng/ lần bằng các loại phân luân phiên,loại phân giàu potasse – thường dành cho cây xương rồng là tốt nhất.
Nhân giống lưỡi hổ bằng cách tách bụi hoặc giâm lá.
Một số biểu hiện bệnh thường gặp trên cây lưỡi hổ và cách khắc phục:
Trên lá có nhiều mảng nâu rải rác, ngọn lá bị khô héo: do ánh nắng chiếu vào qua cửa kính gay gắt, quá nóng nên cần che bớt bằng rèm. Màu sắc lá nhợt nhạt hoặc mất đi sự hòa trộn: do vị trí thiếu ánh sáng. Lá xuất hiện đốm nâu hoặc gốc bị thối: do thừa nước. Lá cây mềm và thâm đen: quá lạnh Lá non mới mọc oặt ẹo, quá mềm: do bón nhiều phân, cần giảm bớt trong một thời gian.Cây kim tiền có tên khoa học là Zamioculcas zamifollia, hay người ta còn gọi là cây kim phát tài, thuộc cây cảnh họ thiên nam tinh, là loại cây dễ chùm, sống lâu năm, xanh tốt. Thân cây to khỏe, mọng nước, phình to ở dưới gốc cây. Trên mặt đất cây không có thân chính mà mầm nảy mạnh và hình thành nhiều thân nhỏ. Cây kim tiền có lá kép dạng to, cuống lá ngắn, phiến lá dầy màu xanh thẫm, sáng bóng, rất đẹp, một cây thường có tuổi thọ từ 2 -3 năm, tuy nhiên trong khoảng thời gian đó nếu được chăm sóc tốt thì cây sinh trưởng và phát triển ra rất nhiều cách nhánh, cây con. Chính vì đặc điểm phát triển mạnh và cây nhìn rất màu mỡ, nên người ta tin rằng những ai sở hữu loại cây này sẽ có được sự thịnh vượng, may mắn và tiền tài. Vì vậy mà cây kim tiền luôn là lựa chọn số một cho các phòng khách, phòng hội họp, văn phòng công sở, nhà hàng, khách sạn, hoặc dùng làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương….
Qua tên gọi của nó thôi mọi người cũng có thể thấy được sự phú quý và giàu sang. Là loại cây cảnh mang lại may mắn hàng đầu về phong thủy. Ngoài ra nếu bạn đặt đúng cách và hướng thì cây còn có thể chiêu tài cho gia chủ.
Vị trí đặt cây kim tiền là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nên kê ở nên có nhiều ánh sáng như ở phòng khách, hành lang đi lại, chỗ cửa ra vào, cửa kính.
Về phong thủy cây kim tiền nên đặt tại phòng khách ở cung Đông Nam – quẻ tốn – mộc là cung tài lộc hay cung phía Đông – quẻ chấn – ngũ hành thuộc mộc. Tuyệt đối không nên đặt kim tiền trong phòng ngủ. Đối với sảnh nhà, có thể đặt cây này nhưng nên có bệ cao, gần cửa ra vào. Tránh đặt cây đối diện cửa.
Cây kim tiền hay kim phát tài là loại cây rất dễ sống không cần đòi hỏi phải chăm sóc quá kỹ lưỡng, hơn nữa cây rất ít sâu bệnh và phát triển mạnh.
Ánh sáng:
Kim phát tài thích ánh sáng tốt, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, có thể phát triển bình thường trong điều kiện bóng râm. Không nên đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp và nên có lưới che để tránh nước mưa vào cây sẻ gây hiện tượng cây bị thối và vàng lá, thậm chí gây chết cây.
Nhiệt độ, độ ẩm:
Đây là loài cây chịu được nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ tối ưu là nhiệt độ phòng từ 25-27oC. Nếu nhiệt độ dưới 18oC cây sẽ có hiện tượng rụng lá và rơi vào trạng thái ngủ đông. Nếu nhiệt độ dưới 5oC, kim phát tài sẽ chết. Cây phát triễn tốt ở độ ẩm thấp lẫn độ ẩm cao.
Các kích cỡ của cây kim tiền
Đất trồng:
Là cây dễ sống nên thích nghi với nhiều loài đât. Nhưng tốt nhất là chọn lựa đất màu mỡ, giàu mùn, tơi xốp và thoát nước nhanh. Chẳng hạn kết hợp pha trộn đất phù sa với 1/3 lượng trấu (có trấu hun thì càng tốt ) và trộn thêm xỉ than để cây kim tiền dễ dàng thoát nước ngoài ra trộn thêm một ít lân để kích thích sự ra rễ. Tuy nhiên sau một thời gian trồng cây cũng nên thường xuyên bón thêm phân định kỳ 4 tuần/ 1 lần, ngoài ra 4-5 tháng nên thay đất hoặc xới xáo cho đất được tơi xốp để cây được sinh trưởng tốt hơn.
Nước:
Tuy thuộc loại cây mọng nước nhưng Cây kim tiền chịu hạn kém. Yêu cầu lượng nước tưới vừa phải, không cần quá nhiều. Trung bình cây đặt trong văn phòng tuần chỉ tưới 1 lần là đủ. Tránh tưới nước quá nhiều gây úng rễ, thối củ, mục nát thân cây gây chết cây. Tốt nhất nên dùng bình xịt lên lá, thân, đất để toàn cây được tươi mát và ẩm. Nếu trồng trong phòng có máy lạnh, lượng nước tưới phải giảm đáng kể.
6. CÂY VẠN NIÊN THANH CỘT
Trong những năm gần đây, nhu cầu trang trí ngôi nhà hay khu văn phòng bằng những cây cảnh trang trí với mong muốn mang đến sự gẫn gũi giữa thiên nhiên và con người ngày càng phát triển. Trong số những loài cây đang “làm mưa làm gió” trên thị trường thì phải kể đến cây vạn niên thanh leo cột được giới chơi cây cảnh đẹp thường xuyên săn đón. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc để có được một chậu cây mĩ mãn nhé!
Cây vạn niên thanh leo cột có hình dáng lá tương đối giống với lá trầu, thân dạng leo, quấn chắc với chiều cao trung bình khi trưởng thành có thể đạt từ 1,4m đến 1,6m. Sở hữu một sức sống tốt cùng với khả năng chống chọi thời tiết, vạn niên thanh leo cột có khả năng hấp thụ Fomaldehyde, thanh lọc không khí, và khử bớt các khí độc được sinh ra do hiệu ứng nhà kính hoặc do sử dụng điều hòa trong phòng lâu ngày.
Ngoài ra, cây vạn niên thanh leo cột còn được xem là liệu pháp giúp tâm lý của người chơi cây luôn có cảm giác thoải mái, dễ chịu, qua đó tăng hiệu quả làm việc. Hơn nữa, cây vạn niên thanh loại này còn rất tốt cho phong thủy, đem đến cho gia chủ nhiều may mắn, tài lộc và niềm vui thú vị trong cuộc sống.
Tưới nước: Nước được dùng để tưới cho cây vạn niên thanh leo cột phải là nước có độ ẩm bằng nhiệt độ trong phòng. Mùa hè cây cần được cung cấp nhiều nước hơn để tránh tình trạng môi trường đất quá khô. Chú ý khi tưới phải xịt đều nước lên mặt lá. Nếu là chậu cây lớn cần 500 – 600ml mỗi lần và một tuần tưới 1 – 2 lần, chậu bé thì chỉ cần 400ml. Kết hợp dùng khăn lau lá và cắt tỉa lá vàng để cây xanh và bóng mượt hơn.
– Phân bón: Trong thời kỳ sinh trưởng, cân bổ sung đạm giúp cây vạn niên thanh leo cột nhanh phát triển. Khi cây đã trưởng thành thì hạn chế bón phân lại để giữ cho hình dáng cây được ổn định.
– Thường xuyên làm sạch lá, nhất là mặt dưới để tránh sự tấn công của sâu bọ. Để đảm bảo điều kiện sinh trưởng tốt nhất, cần giữ cây vạn niên thanh leo cột ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
– Sâu bệnh: cây thường bị sâu đốm lá. Khi thấy cây có biểu hiện của bệnh, bạn cần lập tức tiến hành phun thuốc Bordo Mix nồng độ 0.5%~1% trực tiếp vào lá cây.
Trên đây là những nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc một cây vạn niên thanh leo cột. Hãy luôn đảm bảo chậu cây của bạn ở trong điều kiện phát triển tốt nhất!
7. CÂY TRẦU BÀ LEO CỘT
Cây trầu bà leo cột có thể làm sạch không khí, loại bỏ Aldehyde formic và các chất ô nhiễm làm cây cảnh văn phòng đặt nơi công sở hoặc đặt trong nhà sau khi sửa chữa nhà cửa, hiệu suất đến 80% diện tích lá của nó.
Cây Trầu bà leo cột còn có tên rất hay là Hoàng Tâm Diệp. Cây Trầu bà leo cột được trồng vào chậu theo những mục đích trang trí khác nhau: để treo trên cao, để trên bàn làm việc hoặc cho leo cao theo thân cây. Thật sự thông minh khi chọn cây để trang trí cho văn phòng hay hành lang, nhà ở vì cây dễ chăm sóc, dễ nuôi dưỡng, xanh mát và rất tốt cho sức khỏe.
Cây trầu bà leo cột là cây trang trí văn phòng
Cây trầu bà leo cột có thể làm giảm mức ô nhiễm ozone trong môi trường làm việc
Nếu bạn là một nhân viên văn phòng máy lạnh hoặc không may ngồi gần máy in, đừng chần chừ, hãy mua ngay để bảo vệ sức khỏe.Trầu Bà leo là loài cây lí tưởng giúp tạo ra bầu không khí trong lành. Nghiên cứu thực nghiệm chứng minh Trầu Bà leo có thể làm giảm mức ô nhiễm ozone trong môi trường làm việc. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt sức khỏe, mà còn mang lại giá trị tinh thần vô giá.
Cây trầu bà leo cột rất dễ chăm sóc
Cây Trầu bà leo cột hiện nay đang ngày càng được chú ý hơn vì sự hữu ích của cây trong nội thất, văn phòng đã có nghiên cứu chứng minh, sức sống khỏe phù hợp nhiều vị trí trang trí, chăm sóc tiện, ít sâu bệnh. Nếu được trồng số lượng nhiều, đầu tư, cây trầu bà không cần nhiều phân thuốc như những giống cây kiểng khác do đó về mặt kinh tế rất đáng để chú ý.
Cây trầu bà leo cột thích hợp để văn phòng, hành lang
Duy trì lượng nước thích hợp cho cây trầu bà leo cột trong tình trạng ẩm độ vừa phải vì khi cho vào nhà cây thiếu ánh sáng, quang hợp chậm và phát sinh nấm, rệp, do đó cứ 1 tuần cho cây ra chỗ râm mát 1 giờ đến 2 giờ, thời gian thích hợp là 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng.
8. CÂY TRÚC QUÂN TỬ
Sản phẩm được bán và giao hàng bởi
KHI TIẾN HÀNH ĐẶT HÀNG
1- Thông tin hàng hóa:
Vui lòng đợi ...